Sự chung tay của cả một quốc gia đoàn kết đã giúp Việt Nam trở thành hình mẫu điển hình trên thế giới trong việc khống chế thành công Covid-19.
Trong những ngày cả nước chung tay chống Covid-19, ngoài những diễn tiến căng thẳng của dịch bệnh còn có rất nhiều câu chuyện xúc động, truyền cảm hứng và lan tỏa lối sống tốt đẹp cho cộng đồng.
Sự tử tế sẻ chia và tinh thần lạc quan trong lúc hoạn noạn đã tiếp thêm niềm tin để mọi người đoàn kết cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn

bac-si-huynh-le-thai-bao
Huỳnh Lê Thái Bão hiện là bác sĩ, giảng dạy tại khoa Y và là quyền trưởng bộ môn Thực hành bệnh viện tại đại học Y Dược thuộc Đại học Duy Tân (Đà Nẵng). Là người con của núi rừng Tây Nguyên, sinh ra trên mảnh đất Đăk Nông, BS Huỳnh Lê Thái Bão theo học chuyên ngành đa khoa và tốt nghiệp tại Đại học Tây Nguyên. Suốt chặng đường học tập và sau này công tác tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), BS Thái Bão theo đuổi công tác xã hội và tình nguyện, sáng lập nên ngân hàng máu sống và CLB One Health tại Đại học Tây Nguyên, rồi Chủ nhiệm CLB Tình nguyện y khoa.

Năm 2019, BS Bão cùng các đồng nghiệp bắt đầu dự án "Hệ sinh thái y khoa online" gồm 5 thành phần: Ứng dụng (App), website, kênh Youtube, Fac ebook, chuỗi hội thảo trực tuyến (webinar) cùng với cộng đồng thực tế. Đây là sự phối hợp giữa 4 lĩnh vực: Y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, tình nguyện vì cộng đồng.

Đến nay, hệ sinh thái đã đạt được những con số ấn tượng, cụ thể trang ykhoa.org thu hút hơn 7 triệu lượt truy cập với 2,5 triệu lượt sử dụng và hàng ngàn tài khoản dùng thường xuyên.

Group "Diễn đàn Y khoa" với hơn 26.000 thành viên, fanpage "kênh y khoa" với 25.000 người theo dõi, cùng các dự án khác trên mạng xã hội Facebook. Chuỗi hội thảo trực tuyến chia sẻ về y khoa do các bác sĩ làm báo cáo viên chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức y khoa cho hàng trăm đến hàng ngàn sinh viên mỗi buổi. Kênh YouTube có hơn 3.900 người theo dõi với các video do nhóm tự sản xuất và các video khác được cộng đồng đóng góp. Cộng đồng y khoa của dự án "Hệ sinh thái y khoa online" thực tế đã có tới 26.000 người gồm các nhà khoa học, chuyên gia, bác sĩ và sinh viên y khoa trên toàn quốc tham gia trao đổi và học tập…

HOÀNG TUẤN ANH – “CHA ĐẺ” CỦA ATM GẠO, KHẨU TRANG MIỄN PHÍ, CHUÔNG CỬA CAMERA HỖ TRỢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MẮC COVID-19 KHÔNG CÒN LÀ CÁI TÊN XA LẠ VỚI NHIỀU NGƯỜI.

Từ chiếc máy đầu tiên lắp đặt vào ngày 6.4.2020, mô hình ATM Gạo rồi sau đó là ATM khẩu trang của anh Hoàng Tuấn Anh được nhân rộng trên toàn quốc với hơn 100 máy với cả chục nghìn tấn gạo. ATM Gạo sau 1 năm đưa vào hoạt động đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, cùng người dân vượt qua 3 lần dịch COVID-19 bùng phát và đi vào sâu vùng rốn lũ miền Trung.

hoang-tuan-anh

“ATM gạo” đã được người dân đồng lòng hưởng ứng còn các mạnh thường quân khắp nơi đã tích cực chở gạo tới tới hỗ trợ người nghèo.
Với sự quyết tâm, không buông xuôi của anh Hoàng Tuấn Anh, dự án “ATM gạo” của anh ngày nay đã và đang lan tỏa ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Quan trọng nhất vẫn là khi người nghèo gặp khó khăn, gạo vẫn chảy về “ATM gạo” và chảy về nồi cơm của các gia đình nghèo mỗi ngày theo đúng ý nghĩa ban đầu của anh Hoàng Tuấn Anh.

ATM-Oxy là chương trình tiếp theo ATM-Gạo đã được triển khai rất thành công và thiết thực với người dân nghèo tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam. Anh Hoàng Tuấn Anh cho biết, thực tế cho thấy, khi dịch bùng phát, nhiều nước xảy ra tình trạng khan hiếm oxy, TP Hồ Chí Minh khi đó cũng có hàng ngàn bệnh nhân F0 tự cách ly, điều trị tại nhà cần được cung cấp oxy khi trở nặng.
Khi lần đầu tiên “ATM gạo” đi vào hoạt động có hiệu quả, anh Hoàng Tuấn Anh cũng đã tâm sự về một “giấc mơ xa”. Đó là đem “ATM gạo” đi khắp thế giới, để Việt Nam được biết đến như nước đầu tiên phát minh ra chiếc máy này. Giấc mơ đó hiện nay cũng đã trở thành sự thật khi thông qua các cơ quan chức năng của Việt Nam, “ATM gạo” của anh Hoàng Tuấn Anh đã được trao tặng cho 10 nước Đông Nam Á và đang tiếp tục đến với nhiều nước khác trên thế giới để giúp đỡ những người dân có hoàn cảnh khó khăn khi thiếu lương thực.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước. Nơi tuyến đầu, các lực lượng phải tạm gác niềm riêng, ngày đêm vất vả, căng mình chống dịch. Ở “hậu phương”, những gian hàng 0 đồng như tạo thêm nguồn động lực giúp dân nghèo vượt qua khó khăn.

Giao hàng thực phẩm 0 đồng
Đoàn thanh niên tự nguyện cho chiến dịch
Gian hàng hỗ trợ nhu yếu phẩm "Ai thiếu đến nhận - Ai dư đến cho"
phường Bình Đức

Khi được lệnh giãn cách xa hội được bãi bỏ, dòng người ồ ạt đổ về quê sau nhiều tháng không có công ăn việc làm. Thế nhưng, việc di chuyển giữa các tỉnh bằng phương tiện cá nhân vẫn chưa được cho phép, nhiều người dù biết vẫn bất chấp tìm cách rời khỏi ổ dịch.

Tài sản ngoài chiếc xe máy, còn có nồi cơm điện, vài ba đôi móc quần áo với mấy chục nghìn đồng còn sót lại sau thời gian dài sống trong cảnh thiếu thốn. Mặc dù đã nhận được những túi an sinh từ thành phố, sự hỗ trợ của các mạnh thường quân hay được miễn giảm tiền trọ, nhưng vì áp lực sinh hoạt phí quá lớn, họ không thể tiếp tục ở lại. Không có phương tiện giao thông như xe khách, máy bay..phương tiện duy nhất mà mọi người có thể về quê là xe máy.


Nhưng để không ai bị bỏ lại phía sau, ngay lập tức các tỉnh thành đã ra công văn khẩn, phối hợp với lực lượng công an, quân đội, tiếp nhận và đưa đón người dân về quê. Xăng xe, lương thực, thuốc men được tặng miễn phí. Nhiều mạnh thường quân đứng chờ sẵn trên các tuyến quốc lộ tặng tiền đi đường, một doanh nhân ở Đà Nẵng cũng đã trao nhiều xe máy cho bà con có xe hư hỏng, cũ nát để đảm bảo an toàn di chuyển.
Không chỉ vậy, các hội nhóm tình nguyện khác ở khắp nơi cũng đã liên tục mang những phần cơm nóng, những bát cháo tình thương để giúp cho người dân xa quê cảm thấy được no bụng, ấm lòng. Và sau đó hình ảnh những chiến sĩ công an dẫn đoàn, theo sau là dòng người về quê với ánh mắt rạng rỡ, cái vẫy tay đầy hy vọng đã làm lay động trái tim của hàng triệu người.

Tấm lòng của nhiều mạnh thường quân, tình nguyện viên
đồng hành cùng người có hoàn cảnh khó khăn

Con người Việt Nam mang trong mình dòng máu yêu thương đồng bào sâu sắc. Thời đại ngày nay cơ sở vật chất đất nước ngày càng cải thiện, tấm lòng đó không được nhiều người biết đến cho tới khi đất nước lâm nguy, những vì sao cao quý ấy lại ngời sáng hơn bao giờ hết. Những tấm lòng lương thiện tạo nên những điều quý giá. Chúng ta phải biết ơn và noi theo họ để tạo nên một đất nước giàu đẹp.

Nguồn: Sưu Tầm